Hạn chế căng thẳng, stress sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống
Làm sao giảm căng thẳng, stress nhờ chế độ ăn hàng ngày?
Dùng TPCN Kim Thần Khang có giúp cải thiện stress, căng thẳng do công việc?
Căng thẳng ảnh hưởng đến làn da như thế nào?
Căng thẳng gây các vấn đề về đường ruột như thế nào?
Cơ thể phản ứng thế nào với căng thẳng, stress?
Để hiểu cách cơ thể phản ứng với stress, trước hết bạn cần hiểu về cách hệ thần kinh tự chủ hoạt động. Trên thực tế, hệ thần kinh tự chủ có ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan nội tạng, mạch, tuyến, các cơ quan sinh dục và hệ tiêu hóa trong cơ thể.
Hệ thần kinh tự chủ được chia thành hai nhánh nhỏ: Hệ thần kinh giao cảm (kiểm soát các hoạt động vô thức, điều chỉnh các chức năng sống cơ bản như quá trình trao đổi chất, sức khỏe sinh sản, chu kỳ thức - ngủ, thân nhiệt) và hệ thần kinh đối giao cảm (kiểm soát phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” của cơ thể).
Khi phải đối mặt với các tình huống căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm cũng có thể bị tác động. Cơ thể sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone cortisol và các chất dẫn truyền thần kinh khác để phản ứng lại với stress.
Thông thường, cortisol có nhiệm vụ thông báo với cơ thể rằng tình trạng căng thẳng, stress đã chấm dứt, từ đó đưa cơ thể trở về trạng thái điều hòa. Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ không thể trở về trạng thái điều hòa mà tiếp tục giải phóng các hóa chất để phản ứng lại với stress. Điều này vô tình có thể ảnh hưởng tới khả năng điều tiết các hormone trong cơ thể, gây mất cân bằng hormone.
Căng thẳng, stress có thểảnh hưởng tới tâm trạng, khả năng trao đổi chất...
Căng thẳng gây mất cân bằng hormone trong cơ thể
Hormone là các chất điều hòa, tham gia vào các chức năng sống cơ bản như sự trao đổi chất, giấc ngủ, sức khỏe tinh dục, tâm trạng… Tình trạng stress mạn tính có thể ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình trao đổi chất do sự mất cân bằng những hormone sau:
Hormone tuyến giáp
Thông thường, hormone tuyến giáp có nhiệm vụ điều hòa hoạt động của tế bào, điều hòa nhịp tim, duy trì ổn định nồng độ calci trong máu…
Tuy nhiên, trong thời gian đối mặt với căng thẳng, stress, cortisol có thể khiến hormone tuyến giáp T4 chuyển đổi thành dạng T3, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Điều này có thể khiến quá trình trao đổi chất bị trì trệ, gây tăng cân.
Hormone insulin
Cortisol có thể kích thích gan giải phóng đường vào máu, làm giảm độ nhạy của các thụ thế tiếp nhận insulin trên màng tế bào. Do đó, hormone “căng thẳng” cortisol có thể gây tăng đường huyết, kháng insulin và thúc đẩy quá trình lưu trữ chất béo trong cơ thể.
Hormone leptin
Một hormone chuyển hóa khác bị ảnh hưởng bởi tình trạng căng thẳng mạn tính là leptin, hormone được sản sinh bởi các tế bào mỡ trong cơ thể. Leptin có nhiệm vụ giúp điều chỉnh cân bằng năng lượng trong cơ thể, ức chế đói cảm giác đói và cân bằng giữa việc đốt cháy - lưu trữ chất béo trong cơ thể.
Khi bị căng thẳng, stress, cơ thể sẽ không nhận được các tín hiệu của leptin, từ đó khiến bạn ăn quá nhiều và có thể gây tăng cân khó kiểm soát.
Hormone giới tính
Khi nồng độ hormone cortisol tăng cao, chúng có thể ảnh hưởng tới quá trình sản sinh và chuyển đổi các hormone giới tính. Đây là lý do tại sao căng thẳng, stress quá mức có thể ảnh hưởng nhiều tới khả năng sinh sản.
Phụ nữ bị căng thẳng mạn tính khiến hormone estrogen bị ức chế. Trong khi đó, nam giới bị căng thẳng có thể khiến hormone testosterone bị ức chế, gây ra tình trạng suy giảm ham muốn, bất lực.
Bình luận của bạn